Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013
Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013
Đọc câu chuyện này thấy sợ người CS quá ! Dữ ác hôn ?
Một Đại Tá Phi Công Hoa Kỳ Từng Bị Tù Cộng Sản
Câu Chuyện Cảm Động Của Một Đại Tá Phi Công Hoa Kỳ Từng Bị Tù Cộng Sản
Thứ Sáu, 31 tháng Năm năm 2013 - Tác Giả: William S. Reeder - MONDAY, JUNE 3, 2013
Lời nói đầu: Sau cuộc chiến Việt Nam, đã có nhiều huyền thoại đầy anh hùng tính viết về các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Và trong rất nhiều trường hợp, chỉ tới khi ấy, chúng ta mới giật mình nhận ra những người “anh hùng” được nhắc tới lại chính là những cấp chỉ huy, những đồng đội, những thuộc cấp rất bình thường của mình.
Một trong những con người rất bình thường ấy vừa được vinh danh là cựu Trung-úy hoa tiêu khu trục Nguyễn Văn Xanh, Phi Đoàn 530 Thái Dương, Không Đoàn 72 Chiến Thuật (Pleiku). Thời gian ấy – Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, với tư cách Sĩ quan Thông Tin Báo Chí đơn vị, có nhiệm vụ báo cáo hàng tuần về tổng số phi vụ và kết quả hoạt động của đơn vị cho Phòng Thông Tin Báo Chí – BTL/KQ , có lẽ chúng tôi đã chỉ ghi ngắn gon trong phần tổn thất của quân bạn: “Phi Đoàn 530: một A-1 Skyraider bị phòng không địch bắn hạ ngày 9/5/1972 tại Kontum; phi công nhảy dù và được ghi nhận mất tích”. Chấm hết!
Nhưng với một phi công Đồng Minh xa lạ, tới đây câu chuyện của ông mới bắt đầu. Xin mời độc giả theo dõi câu chuyện cảm động ấy qua hồi ký của Đại-tá Lục Quân (hồi hưu) William S. Reeder, nguyên phi công trực thăng tấn công AH-1G Cobra, phục vụ tại Căn cứ Halloway, gần phi trường Cù Hanh, Pleiku, mới được phổ biến trên Internet. Cũng cần viết thêm, sau khi giải ngũ, ông Reeder đã trở lại trường đại học, và đạt tới học vị Tiến sĩ.
NHT
* * *
Tôi còn nhớ đợt phục vụ luân phiên (tour of duty) thứ nhì của tôi khởi đầu vào ngày 7 tháng 12 năm 1971. Lúc ấy, chương trình rút quân Mỹ theo kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” của Tổng thống Nixon đang được tiến hành một cách suông sẻ. Gánh nặng trong cuộc chiến đã được chuyển giao gần hết cho Quân Lực VNCH, và quân Mỹ đã được đưa về nước với một nhịp độ chóng mặt. Giờ này nhìn lại, phải công nhận chương trình Việt Nam hóa ngày ấy đã đạt kết quả tốt đẹp. Hoạt động của địch quân ở miền Nam đã giảm hẳn, và hình thức chiến tranh du kích của quân phiến cộng đã không còn hiện hữu. Thế nhưng, sự yên tĩnh ấy đã không kéo dài..
Mùa xuân 1972, quân Cộng Sản Bắc Việt bất thần mở những cuộc tấn công vũ bão chưa từng thấy trong cuộc chiến – đợt tấn công mà người Mỹ quen gọi là “Cuộc tổng công kích mùa Phục Sinh 1972″ (1972 Easter Offensive). Đây không phải là một cuộc tổng nổi dậy của Việt Cộng trong Nam như hồi Tết Mậu Thân 1968, mà là một chiến dịch quy mô với hàng loạt cuộc tấn công quy mô của quân CSBV băng qua vùng phi quân sự, và từ những căn cứ đóng quân trên lãnh thổ Lào và Căm-bốt, với mưu đồ cắt đôi lãnh thổ VNCH tại vùng Cao Nguyên, và tiến đánh Sài Gòn, thủ đô miền Nam. Kết quả, quân CSBV đã thất bại trước sức chiến đấu mãnh liệt của lục quân và không quân miền Nam, với sự trợ lực tận tình của những đơn vị Hoa Kỳ còn đồn trú tại đây.
[1972 Easter Offensive được phía Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972; và từ đoạn này, người dịch sẽ sử dụng "Mùa Hè Đỏ Lửa" thay cho "Easter Offensive"]
Cuộc tổng tấn công bắt đầu vào tháng Tư năm 1972 với các cuộc tấn công của quân chính quy Bắc Việt từ Căm-bốt tiến về hướng Sài gòn, và băng ngang vùng phi quân sự tiến chiếm cố đô Huế. Sau cùng là mặt trận mang tính cách quyết định của chiến dịch: quân CSBV từ miền Bắc Căm-bốt và Nam Lào vượt biên giới tiến đánh vùng Tây Nguyên, với mục đích giành quyền kiểm soát dải đất Trung phần, và tiêu diệt lực lượng VNCH tại đây – giống như Việt Minh đã thực hiện, và đã thành công trong chiến tranh với Pháp vào năm 1954. Lần này, quân cộng sản đã thành công trong bước đầu, tuy nhiên sau đó họ đã không chiếm được một mục tiêu quan trọng nào. Ở phía bắc, họ chỉ tiến chiếm tới Quảng Trị, và sau đó đã bị lực lượng Nhảy Dù của VNCH đánh bại. Tại Tây Nguyên, họ chỉ chiếm được một số tiền đồn chung quanh Kontum, nhưng sau đó cũng bị đẩy lui.
Câu chuyện tôi kể lại sau đây chính là bối cảnh của một bi kịch đời người diễn ra vào lúc ấy, với vai chính là tôi, và một phi công VNCH tên là Xanh Văn Nguyễn – hay gọi theo cách gọi của người Việt, họ luôn đứng trước tên gọi, thì là Nguyễn Văn Xanh. Vào thời gian Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khởi sự, tôi đang bay trực thăng tấn công AH-1G Cobra tại Căn cứ Halloway của Lục Quân Hoa Kỳ, ở gần tỉnh lỵ Pleiku. Trung-úy Nguyễn Văn Xanh thì bay khu trục cơ A-1 Skyraider ở Căn cứ Không Quân Pleiku. Chúng tôi không hề quen biết nhau, cũng chưa từng gặp gỡ bao giờ.
Hôm đó là ngày thứ hai 09 tháng 5, 1972, vào lúc hừng đông, tôi chỉ huy một phi vụ gồm 2 chiếc trực thăng Cobra yểm trợ một căn cứ bộ binh đang bị địch công hãm ở Polei Klang, ở cực tây tỉnh Kontum, gần biên giới Căm-bốt. Một lực lượng quân CSBV với sự yểm trợ của chiến xa đang tấn công căn cứ và tình hình thật bi đát. Sau nhiều vòng tấn công và sử dụng toàn bộ rocket, đạn M-79 và đạn đại liên, chúng tôi bay về phi trường Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Nhân viên phi hành bay chung với tôi, tức phi công phụ kiêm xạ thủ ngồi ghế trước của chiếc Cobra, là Thiếu-úy Tim Conry, quê ở Phoenix, tiểu bang Arizona. Tim là sĩ quan trẻ xuất sắc nhất mà tôi được biết, vì thế ngay sau khi anh tới đơn vị, tôi đã chọn anh vào phi đội do tôi chỉ huy, và luôn luôn để anh bay chung v ới tôi. Anh không chỉ là một nhân viên phi hành xuất chúng mà còn là một con người toàn hảo. Nhưng vào chiều ngày hôm ấy, anh đã trở thành người hùng thiên cổ!
Trở lại với phi vụ của chúng tôi, trên đường quay trở lại Polei Klang, chúng tôi được lệnh thay đổi mục tiêu tấn công: đó là tới yểm trợ cho một tiền đồn ở vùng Tam Biên – tức giao điểm của ba biên giới Việt Nam, Căm-bốt và Lào. Địa danh này có tên là Ben Het. Lực lượng trấn giữ là một tiểu đoàn Biệt Động Quân, với quân số khoảng 300 người, và hai cố vấn Mỹ. Lực lượng bé nhỏ ấy đang phải chống trả sức tấn công của hàng ngàn bộ đội thuộc hai sư đoàn CSBV có chiến xa tăng cường. Khi chúng tôi tới nơi, các chiến xa đã vượt qua hàng rào phong thủ, và bộ đội Bắc Việt đã chiếm gần hết căn cứ.
Trước đó, trên đường tới Ben Het, khi bay ngang qua Polei Klang, tôi nhìn xuống quan sát. Chiến sự đang sôi động, và tôi có thể thấy những chiếc khu trục A-1 Skyraider đang nhào xuống thả bom. Bỗng một chiếc A-1 bị trúng đạn phòng không, bốc cháy, đâm xuống đất nổ tung. Nhưng viên phi công đã kịp thời phóng ghế thoát hiểm vì tôi thấy cái dù của anh đang lơ lửng. Tôi liền gọi máy về xin được ở lại Polei Klang để yểm trợ cho cuộc cấp cứu. Lời thỉnh cầu của tôi bị từ chối. Tôi xin thêm một lần nữa, cũng bị từ chối. Và tới lần thứ ba thì bị từ chối một cách dứt khoát, cộc lốc. Lúc đó, chưa được biết tình hình ở Ben Het nguy kịch tới mức nào, cho nên tôi đã vô cùng phẫn nộ vì đã không được phép cứu giúp một phi công lâm nạn đang cần tới sự yểm trợ của mình.
Tôi bay vào Ben Het mà tưởng như đang bay vào một tổ ong bị động. Lúc đó, 5 chiến xa địch đã vượt qua hàng rào kẽm gai, và bộ đội Bắc Việt thì tràn ngập khắp nơi. Các quân nhân đồn trú còn sống sót đã rút vào hầm chỉ huy ở trung tâm để cố thủ. Chúng tôi tác xạ một hồi rồi yểm trợ cho một chiếc trực thăng đặc biệt được trang bị một loại hỏa tiễn chống chiến xa mới nhất. Sau khi sử dụng hết đạn dược, chúng tôi lại bay về Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Rồi quay trở lại Ben Het để thi hành phi vụ chiến đấu thứ ba trong ngày.
Sau khi cất cánh khỏi phi trường Kontum, chúng tôi được lệnh hộ tống một trực thăng có nhiệm vụ tiếp tế đạn dược cho Ben Het. Lúc đó, đạn của lực lượng cố thủ đã gần cạn, riêng hỏa tiễn chống chiến xa thì đã hết sạch.
Sau khi gặp nhau, chúng tôi hộ tống chiếc Huey (tức trực thăng UH-1) tới Ben Het, tất cả đều bay sát ngọn cây. Vừa bay tới Ben Het thì súng nổ như pháo Tết, súng của ta lẫn súng của định. Ở ghế trước trên chiếc Cobra của tôi, Thiếu-úy Tim Conry rải từng tràng mini-gun và những trái M-79 xuống thật chính xác. Tôi thì bắn từng cặp rocket. Chúng tôi càng tiến sâu thì hỏa lực phòng không của địch càng dày đặc. Nhưng rồi chiếc Huey cũng vào được tới nơi và hoàn tất nhiệm vụ cực kỳ khó khăn ấy, phần lớn là nhờ hỏa lực yểm trợ thật chính xác của Tim: sau khi lơ lửng tại chỗ ở cao độ gần sát mặt đất, và đạp các thùng đạn xuống, chiếc Huey bay ra dưới sự yểm trợ hỏa lực của chúng tôi. Cùng lúc, chiếc Cobra của tôi bị trúng vô số đạn đủ loại của địch, bốc cháy và đâm xuống theo đường xoáy trôn ốc.. Chỉ trong giây lát, chiếc trực thăng chạm đất, và phát nổ ngay sau khi tôi và Tim – dù bị thương nặng – tìm cách thoát ra khỏi phi cơ.
Tim chết vào chiều tối hôm đó. Riêng tôi thì bị gẫy xương lưng, phỏng ở mặt và phía sau cần cổ, một miểng đạn nằm sâu ở mắt cá, và vô số vết thương nhỏ ở mặt và đầu. Nhưng mặc dù phi cơ rớt ngay trong khu vực có hàng trăm địch quân đang tấn công căn cứ, tôi cũng lẩn tránh được ba ngày trước khi bị bắt.
* * *
Tôi bị tra khảo trong mấy ngày liền; và bị đối xử khá tàn bạo. Khi ấy tôi ở trong một tình trạng cực kỳ thê thảm về thể xác. Lưng tôi bị gẫy. Máu từ vết thương ở mắt cá chảy ra đầy chiếc giày bốt, giờ này đã khô lại thành một khối cứng ngắt. Đã ba ngày tôi không cạo râu. Tôi không còn khả năng điều khiển ruột già và bàng quang, cho nên tôi đã đại tiện, tiểu tiện ra đầy quần.. Tôi bị vô số vắt bám vào người để hút máu, và chúng đã bị tôi bứt ra hết, trừ một con đang chui vào lỗ mũi phía bên trái mà tôi không hề hay biết. Khi bắt được tôi và thấy cảnh này, đám bộ đội đã được một trận cười khoái trá.
Tôi bị tra khảo, đánh đập, hăm dọa. Hai tay tôi bị trói ngược ra phía sau bằng dây nhợ, và càng ngày càng bị xiết chặt theo thời gian bị tra khảo, cho tới khi hai vai tôi bị trật khớp, và hai cùi chỏ bị trói cứng với nhau, cấn vào chỗ xương lưng bị gẫy khiến tôi đau đớn khôn tả. Cuối cùng thì cuộc tra khảo cũng chấm dứt, và tôi được lệnh đi bộ trong ba ngày liên tiếp, để tới một trại giam trong rừng già – mà theo sự ước đoán của tôi, nằm ở phía bắc lãnh thổ Căm-bốt, ngay bên kia biên giới. Tôi đã được bọn họ trả lại trả lại đôi giày bốt, nhưng đã lấy mất hai sợi dây giày và đôi vớ. Sau ba ngày đi bộ, khi lết một cách đau đớn tới cổng trại giam, đôi bàn chân của tôi đã trở nên bầy hầy, giống như hai cái hamburger còn sống.
Trại giam này là một điển hình của những trại mà nhiều người đã từng sống qua. Trại được dựng trên một khoảnh đất trong rừng sâu, tất cả đều làm bằng tre. Chung quanh là một bức tường bằng tre, khiến người ta liên tưởng tới những tiền đồn của kỵ binh Mỹ vào thời khai phá miền Viễn Tây. Bên ngoài bức tường này lại có một bức tường khác. Giữa hai bức tường là một cái hào, giống như hào thành thời trung cổ. Dưới hào có vô số chông – là những thân tre vót nhọn, sắc bén như dao, cắm sâu dưới một lớp phân người.. Nếu rớt xuống đó, không chết vì bị chông đâm vào những bộ phận trọng yếu thì bạn cũng sẽ chết vì bị mất máu, hoặc nếu không chết ngay vì những vết thương thì cũ ng chết từ từ vì bị nhiễm trùng. Một thân cây được bắc ngang cái hào, mà phải cố gắng giữ thăng bằng, người ta mới có thể đi trên cái “cầu” này để vào trại.
Bên trong những bức tường tre ấy là những cái cũi, cũng bằng tre, để nhốt tù binh. Nào là quân nhân VNCH, nào là những người Thượng đồng minh của Biệt kích Mỹ; và hai người Mỹ – gồm tôi và một phi công trực thăng bị bắt trước đó một tháng. Tổng cộng, ít nhất cũng có vài trăm tù binh. Tình trạng trong trại giam thật tồi tệ. Chúng tôi sống như thú vật. Phần lớn những cái cũi để nhốt chúng tôi không đủ cao để có thể đứng dậy. Tuy nhiên điều đó cũng không cần thiết bởi vì chân chúng tôi đã bị cùm vào những cái cùm gỗ. Vì xương lưng bị gẫy, tôi không thể nằm mà phải ngồi để ngủ. Đêm đêm, lũ chuột chạy tới chạy lui trong cũi và gặm nhấm vết thương ở mắt cá chân của tôi. Vì hai chân bị cùm, tôi không thể nhúc nhích nên không có cách nào để đuổi chúng đi. Cho tới ngày nay, tôi vẫn còn ghét chuột!
Mỗi ngày, chúng tôi được ra khỏi cũi một lần để làm công việc thải cặn bã trong cơ thể ở nhà vệ sinh dành cho tù binh. Giờ giấc mỗi ngày đều khác nhau, cho nên tù binh nào không có khả năng chờ đợi, kiềm chế, đã tự phóng uế ra quần khi đang còn bị cùm trong cũi (rất nhiều người trong số chúng tôi bị tiêu chảy). Sau khi ra khỏi cũi, chúng tôi phải đi một khoảng mới tới nhà vệ sinh ở một góc trại.
“Nhà vệ sinh” này thực ra chỉ là vài cái hố xí để bạn phóng uế xuống. “Vấn đề” là có nhiều người trong số tù nhân bị đau yếu đã không thể nín trên đường tới hố xí, nên đã đại tiện ngay tại chỗ, khiến cả khu vực đầy rẫy những đống phân người. Một số tù nhân đau nặng, gần chết, thì được đặt trên những cái võng gần các hố xí. Khi có “nhu cầu”, người nào còn đủ sức thì ráng xuống khỏi võng để tới hố, người nào kiệt sức thì đành nằm trên võng mà phóng uế ra quần. Hậu quả là cả khu vực chung quanh mấy cái hố được mệnh danh là “nhà vệ sinh” ấy đầy rẫy phân người, mà những tù nhân còn tương đối khỏe mạnh, trên đường đi tới hố xí phải cẩn thận lắm mới né tránh được. Trên đường trở về cũi, không có bất cứ phương tiện nào để chúng tôi lau chùi, rửa ráy.
Theo ký ức của tôi thì nước uống không có “vấn đề”. Nước phân phát cho tù nhân được đựng trong những ống tre. Họ nói rằng nước đã được đun sôi, nhưng tôi vẫn bị tiêu chảy một cách thậm tệ. Nhưng lương thực thì có “vấn đề”.. Hầu như chỉ có một món duy nhất là cơm. Vào lúc gần trưa, mỗi người được một nắm to bằng trái cam, tới xế chiều được một nắm nữa. Thỉnh thoảng, chúng tôi được “chiêu đãi” bằng những khúc rễ cây có bột, gọi là sắn dây, tương tự như rễ cây “yucca” ở châu Mỹ La-tinh.. Chỉ trong vài tuần lễ, tôi đã sút mất hơn 20 ký-lô. Tôi giống như bộ xương cách trí với bộ râu dài. Trong khoảng thời gian 5 tháng, tôi không hề được cạo râu.
Tôi không hề được chăm sóc về y tế hay được cấp phát bất cứ thứ thuốc men nào cả. Nhưng người nào cũng thế thôi. Người tù binh Việt Nam bị nhốt chung cũi, nằm cạnh tôi bị một vết thương rất nặng ở ngực, không hiểu đã được băng từ đời nào, nhưng trong suốt thời gian bị nhốt chung cũi, tôi không hề thấy anh được thay băng. Cái lỗ sâu hoắm trên ngực anh không bao giờ lành. Anh còn trẻ và tương đối khỏe, nhưng tôi biết chắc chắn anh sẽ không qua khỏi.
Chúng tôi sống như thú vật, trong điều kiện môi trường nhơ bẩn, đói khổ, không một chút thuốc men, cho nên hầu như ngày nào cũng có người chết. Xác họ được chôn trên sườn đồi phía bên ngoài trại.
* * *
Ngày 2 tháng 7 năm 1972, tôi được đưa ra khỏi cũi và sắp hàng cùng với một toán tù binh. Có khoảng 25 người Việt và một người Mỹ khác. Chỉ một lát sau, tôi được biết trong toán tù binh này có một phi công bị bắn hạ cùng ngày với tôi, khi anh bay chiếc khu trục A-1 Skyraider yểm trợ cho trại Polei Klang. Tên anh là Trung-úy Xanh. Tôi sẽ không bao giờ quên tên anh. Không bao giờ!
Viên chỉ huy trại tới nói chuyện với chúng tôi, theo đó, chúng tôi sẽ di chuyển tới một trại mới, khá hơn. Nơi đó, chúng tôi sẽ được ăn uống đầy đủ hơn, và được chăm sóc về y tế; chúng tôi sẽ được nhận thư từ và bưu phẩm của gia đình gửi. Ông ta cho biết cuộc hành trình có thể sẽ kéo dài tới 11 ngày, vì thế chúng tôi phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi. Sau khi nghe ông ta nói, tôi tưởng tượng ra một trại nào đó cũng ở trong rừng, nhưng vị trí thuận tiện, có nhiều nhân viên và được tiếp tế đầy đủ hơn, nằm ở đâu đó phía bắc Căm-bốt hoặc ngay bên kia bên giới Lào. Riêng về lời cảnh giác của viên trại trưởng nói rằng chúng tôi “phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi”, tôi đã chẳng mấy quan tâm. Cho tới mấy ngày sau đó.
Với đôi chân trần, tôi bắt đầu cuộc hành trình. Các tù binh đều bị trói, người này bị cột lại với người kia bằng một sợi dây. Sau vài ngày, chúng tôi không còn bị trói nữa, vì bước đi còn không đủ sức nói gì tới chạy trốn. Tôi rất đuối, vì thiếu dinh dưỡng, vì đủ thứ bệnh không tên, và vì những vết thương lâu ngày không được chăm sóc nay đã làm độc, và ngày càng trở nên tệ hại hơn cùng với cuộc hành trình. Nhưng phải nói chính những con vắt mới là mối nguy hàng đầu; chúng không chỉ hút máu mà còn gây viêm nhiễm do các độc tố chúng truyền sang.
Trung-úy Xanh cũng ở trong tình trạng bi đát như tôi, mỗi bước đi là một sự phấn đấu cả về thể xác lẫn nội tâm, để đối phó với sự kiệt quệ của cơ thể, sự xuống dốc của tinh thần. Bởi nếu bạn không tiếp tục bước, bạn sẽ chết. Ở cuộc sống đời thường, muốn chết bạn phải có một hành động cương quyết nào đó. Bạn phải tự sát.. Nhưng một khi bạn là tù binh chiến tranh thì trong bất cứ tình huống nào, sự thể cũng trái ngược lại. Bạn phải phấn đấu từng ngày để sống sót. Còn muốn chết thì dễ quá. Cứ việc bình thản, đầu hàng một cách êm ái, là bạn sẽ chết. Nhiều người đã làm như thế. Họ chết trong trại tù đầu tiên, họ chết trên đường di chuyển. Ngay sau ngày đầu, một số người đã không chịu bò dậy nữa. Một số khác cố gắng tiếp tục cuộc hành trình nhưng rồi cũng lần lượt bỏ cuộc. Trong lúc đoàn người tiếp tục tiến bước, mỗi khi nghe một hay vài tiếng súng nổ ở phía sau, họ biết họ sẽ không bao giờ còn gặp người tù binh đáng thương ấy nữa. Toán 27 tù binh chúng tôi đã mất ít nhất là nửa tá trong hoàn cảnh nói trên, và tới lúc cuộc hành trình kết thúc, Wayne Finch, người tù binh Mỹ duy nhất ngoài tôi ra, cũng đã bỏ mạng.
* * *
Cuộc di chuyển không kéo dài 11 ngày, và đích tới cũng không phải là một trại tù nào đó nằm trong khu vực. Mà là một cuộc hành trình gian khổ kéo dài 3 tháng, đưa chúng tôi vượt gần 1000 cây số, ngược đường mòn Hồ Chí Minh, và cuối cùng hướng về Hà Nội, thủ đô của miền Bắc. Thật là một cơn ác mộng – một cơn ác mộng kinh hoàng nhất. Mỗi một bước, với tôi là một sự đau đớn tận cùng thân thể. Các vết thương làm độc ngày càng tệ hại. Tử thần đã kề bên. Cái chân bị thương đã sưng phù lên gấp đôi bình thường, với những vết nứt dài, từ đó chảy ra một thứ mủ cực kỳ hôi tanh.
Bệnh tiêu chảy của tôi càng thêm tồi tệ, tôi còn bị tới 3 loại sốt rét khác nhau cùng với vô số ký sinh trùng trong ruột. Mỗi cuối ngày, khi tôi kết thúc cuộc hành trình trên dưới 10 cây số, thần chết cứ lảng vảng bên cạnh. Mỗi buổi sáng, ngay sau khi thức giấc, tôi phải phấn đấu để cố đứng dậy, máu dồn xuống cái chân bị thương cùng với sức nặng của thân hình đè xuống, tạo ra một cảm giác đau đớn vô cùng tận. Và Trung-úy Xanh, mặc dù bản thân cũng trong tình trạng hết sức tệ hại, luôn luôn hiện diện để khích lệ tôi, giúp đỡ tôi với tất sức lực còn lại nơi anh. Tới bữa chiều, chúng tôi được phát một nắm cơm nhỏ. Xanh nói với tôi đây không phải là cách ăn uống bình thường của người Việt. Người Việt rất coi trọng bữa ăn, và có nhiều món ăn ngon. Đừng đánh giá văn minh ẩm thực của Việt Nam qua những gì chúng tôi đang được cấp phát. Tôi cố gắng duy trì đầu óc khôi hài. Đây là một việc rất khó khăn nhưng tối cần thiết. Tinh thần là yếu tố quan trọng nhất trong việc sống còn, và kể cả khi tình hình trở nên tuyệt vọng nhất, óc khôi hài sẽ giúp bạn giữ vững được tinh thần – từ đó nảy sinh hy vọng. Và trong việc này, Trung-úy Xanh cũng lại giúp đỡ tôi. Anh luôn luôn quan tâm tới tôi, và làm bất cứ những gì anh có thể làm để giúp tôi giữ được lạc quan, hy vọng. Vì thế, cho dù tình hình càng ngày tồi tệ, tôi chưa bao giờ mất hy vọng. Kể cả trong cái ngày mà đáng lẽ ra tôi đã chết, nếu như không có Xanh.
Mỗi ngày, tôi đã phải sử dụng toàn bộ ý chí để thức dậy, đứng lên và bước đi. Rồi tôi phải phấn đấu hết mình trong suốt ngày hôm đó để tiếp tục tiến bước trên con đường mòn dài vô tận. Tôi đã không còn đứng vững, nhưng bằng cách nào đó, tôi vẫn hoàn tất mục tiêu của mỗi ngày, để sáng hôm sau mở mắt chứng kiến thêm một bình minh nữa mà Thượng Đế đã ban cho.
Nhưng rồi tới một ngày tệ hại nhất trong đời. Tôi đã phấn đấu hết mình. Tôi lảo đảo muốn ngã xuống. Tôi cố gắng vận dụng hết sức lực.. Tôi loạng quạng bước đi. Rồi tôi lại lảo đảo, tôi cố gắng phấn đấu, tôi vận dụng toàn bộ sinh lực còn sót lại, và tôi cầu nguyện xin có thêm sức mạnh. Rồi tôi ngã gục, tôi bò dậy tiếp tục đi, nhưng rồi lại ngã gục. Tôi lại tiếp tục phấn đấu, phấn đấu với tất cả những gì còn lại trong cơ thể, trong trái tim, trong linh hồn.. Nhưng rồi tôi lại ngã gục, và lần này tôi không thể đứng dậy được nữa. Ý chí của tôi vẫn còn, nhưng cơ thể đã hoàn toàn kiệt lực. Cuộc đời của tôi đến đây là tận. Quân thù đến kia rồi; tên vệ binh nhìn xuống, ra lệnh cho tôi bò dậy, nhưng tôi không thể. Hắn quát tháo lớn hơn, tôi vẫn bất động. Coi như xong đời!
Nhưng Xanh đã tiến tới, vẻ mặt lo âu, cúi xuống nhìn tôi.. Mặc cho tên vệ binh quát tháo, xua đuổi, Xanh vẫn không chùn bước. Khi hắn quát tháo dữ dội hơn, nét mặt Xanh bỗng trở nên đanh thép lạ thường, và bất chấp những lời đe dọa của tên vệ binh, Xanh cúi xuống vực tôi dậ y, rồi kê cái lưng ốm yếu cho tôi gục lên, để hai cánh tay của tôi ôm vòng lấy cổ anh, hai cổ tay ghì chặt, và với tư thế ấy, anh đã kéo tôi lết theo cho tới cuối ngày.. Đôi lúc, có một tù nhân khác tạm thay thế Xanh, nhưng phải nói gánh nặng trong ngày hôm ấy dồn hết lên vai anh. Xanh là người đã bất chấp nguy hiểm tới tính mạng để lo lắng và chăm sóc tôi cho tới khi kết thúc cuộc hành trình ngày hôm đó.
* * *
Sáng hôm sau, tôi trải qua mọi đau đớn thường lệ trong việc thức dậy, đứng dậy và cố gắng lê lết cái chân bị thương trong những bước đầu tiên, để tạo quyết tâm cho một ngày sắp tới. Tôi cảm thấy đau đớn như chưa từng thấy nhưng vẫn cố gắng vận dụng ý chí để bước đi. Ngay phía bên ngoài cái trại vừa dừng chân là cây “cầu” bằng một thân cây lớn bắc ngang một dòng nước chảy xiết xen lẫn những tảng đá lớn. Tôi bắt đầu băng qua, cố gắng giữ thăng bằng nhưng không còn sức lực mà cũng chẳng còn một chút ý thức gì về thăng bằng nữa. Cái chân bị thương vô dụng kia đã hại tôi, kéo tôi nghiêng về một phía khiến tôi loạng quạng và cuối cùng rớt xuống sông. Xanh và Wayne đang đi phía trước, vội vàng quay trở lại phía bên này, lội xuống vào kéo tôi lên bờ. Họ năn nỉ đám cộng sản cho phép cả toán tù binh tạm dừng chân tại trại này cho tới khi nào tôi đủ sức tiếp tục cuộc hành trình, nhưng bị từ chối. Xanh và Wayne nhất định không chịu rời tôi. Cho tới khi đám vệ binh tiến tới, dí súng vào người và lôi cổ họ đi. Nhìn bóng hai người khuất dần cùng với toán tù binh, tôi biết mình sẽ không bao giờ gặp lại Xanh trên cõi đời này nữa!
Bởi vì, như các bạn tù đồng cảnh ngộ đều biết, trong trường hợp này, tôi bị bỏ lại trại để chết – như nhiều người khác đã chết. Thế nhưng không hiểu vì nguyên nhân hay lệnh lạc nào đó, đám cộng sản lại quyết định chích penecillin cho tôi trong mấy ngày liền. Tôi bắt đầu bình phục, và sau một khoảng thời gian ngắn, đã có thể đứng dậy. Và ngay sau khi tôi đủ sức bước đi, đám cộng sản đã ra lệnh cho tôi tiếp tục cuộc hành trình. Lần này, tôi đi chung với một đoàn bộ đội di chuyển về hướng Bắc, một tay vệ binh được chỉ định đi theo tôi làm công việc áp giải.
Cuộc hành trình cũng gian khổ như những đoạn đường đã qua, nhưng với tôi, những gì kinh hoàng nhất đã được bỏ lại sau lưng. Thậm chí tôi còn có cơ hội chạy trốn: một ngày nọ, khi đi tới một khúc quẹo và khuất tầm nhìn của tên vệ binh đi phía sau, tôi đã bỏ chạy vào rừng. Nhưng rồi hắn đã mau chóng lần ra dấu vết và đuổi kịp; mặc dù tỏ ra vô cùng giận dữ, hắn đã không bắn tôi chết, mà chỉ hung hăng chĩa súng ra lệnh cho tôi quay trở lại. Sau đó, khi bắt đầu tiến vào lãnh thổ Bắc Việt, tôi được cho nhập bọn với một đoàn tù binh VNCH, và cuối cùng, tới Hà Nội. Nơi đó, sau khi đã trải qua mọi thủ tục và nhiều nhà tù khác nhau, tôi được đưa tới “khách sạn Hilton – Hà Nội” lừng danh (tức nhà tù Hỏa Lò), và ở đó cho tới khi được trao trả vào giai đoạn cuối của cuộc chiến.
* * *
Ngay sau khi trở lại Hoa Kỳ, tôi đã đi tìm hỏi tin tức về Trung-úy Xanh nhưng không có kết quả. Tôi đã tìm gặp các quân nhân Việt Nam đang thụ huấn tại Mỹ, cũng không ai biết gì. Sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản năm 1975, tôi càng ra sức tìm kiếm, để rồi lại bị thất vọng.
Mấy năm sau, tôi được dịp tái ngộ với một quân nhân VNCH đi chung với tôi trong toán tù binh nhứ nhất, cùng với một người khác trong toán thứ hai, tên là Phạm Văn Tăng và Nghiêm Kế. Tôi nhờ họ giúp đỡ trong việc tìm kiếm tin tức về Trung-úy Xanh.. Lúc đầu, không có kết quả gì cả. Về sau thì có tin đồn nói rằng sau khi Sài Gòn thất thủ, Xanh đã bị cộng sản bắt lại và có lẽ đã chết sau nhiều năm gian khổ trong tù. Nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày được biết đích xác những gì đã xảy ra cho Xanh, và có thể cả những tin tức liên quan tới gia đình anh.
Trong những năm gần đây, tôi ra sức tìm kiếm trên internet, nhưng luôn luôn thất bại. Thế rồi cách đây mấy tuần lễ, tôi tình cờ khám phá ra trang mạng của các hoa tiêu bay khu trục A-1 Skyraider của Không Quân VNCH, trong đó có một số người cùng phi đoàn với Xanh ngày trước. Tôi gửi cho “trang chủ” mấy lời nhắn tin, và chỉ vài ngày sau, tôi đã liên lạc được với Xanh bằng email, và sau đó qua điện thoại – lần đầu tiên sau 35 năm, chúng tôi mới được nói chuyện với nhau. Tôi sẽ gặp lại Xanh trong một ngày gần nhất, có thể là mùa thu này. Tôi sẽ được nhìn thấy anh lần đầu tiên kể từ cái ngày tôi nằm lại bên đường mòn Hồ Chí Minh, mắt nhìn theo con người đã cứu mạng mình – đang bị vệ binh dí súng cưỡng ép bước qua cây cầu, trong lòng đau đớn vì phải bỏ tôi ở lại để chờ chết.
Xanh đâu có ngờ chính những cố gắng giúp đỡ tận tình của anh trong những ngày đen tối nhất đời tôi, đã trở thành động lực để tôi phấn đấu cho sinh mạng của chính bản thân mình – tôi không thể để uổng phí công lao của Xanh. Tất cả những gì Xanh làm đã giúp tôi sống sót, và chính những hành động quên bản thân của anh đã giúp tôi có thêm nghị lực và quyết tâm để vượt qua bất cứ khó khăn, tr ngại nào trong thời gian chờ đợi ngày được trả tự do.
Xanh luôn luôn là một con người đáng ngưỡng phục. Và giờ đây anh còn là một công dân Mỹ đáng quý. Tôi cám ơn trời đã cho tôi gặp được một người bạn như Xanh – vào lúc mà tôi cần tới sự giúp đỡ của anh hơn lúc nào hết; và giờ đây, xin cám ơn trời một lần nữa, vì đã cho tôi tìm lại được người bạn quý mến ấy.
NGUYỄN VĂN XANH , một người như mọi người.
* William S. Reeder (Nguyễn Hữu Thiện phỏng dịch và đặt tựa)Câu Chuyện Cảm Động Của Một Đại Tá Phi Công Hoa Kỳ Từng Bị Tù Cộng Sản
* William S. Reeder (Nguyễn Hữu Thiện phỏng dịch và đặt tựa)
------------
Qua nhiều chính sách sau ngày 30/4/75 như : học tập cải tạo, đi xây dựng vùng kinh tế mới, cải tạo công thương nghiệp, bài trừ văn hóa nô dịch, phản động ...v.v... người ta đã cố tình hủy hoại đi những con người tài năng và những gì tốt đẹp của VNCH, dìm danh dự quân, dân, cán chính người VNCH xuống tận bùn đen, tuyên truyền định hướng cho xã hội một cách nhìn xấu xa ghê sợ về những gì của cả 2 nền cộng hòa, về con người, về các nguyên thủ quốc gia, về quốc kỳ , quốc ca của quốc gia , phân biệt đối xử với tất cả những gì có liên quan chế độ cũ ..v.v... Buộc mọi người phải xóa bỏ khỏi bộ nhớ một nước VNCH tự do, độc lập, nhân bản... Tuy nhiên vàng bạc, quý kim, tài sản quốc gia, tài nguyên quốc gia, cơ sở vật chất , nhà cửa cá nhân, kể cả một số di sản văn hóa tinh thần ...thì họ tranh nhau như châu toi mà chiếm dụng :))
(Chủ trương : Nhà ngụy ta ở, vợ ngụy ta lấy, con ngụy ta sai, đồ ngụy ta xài, ta kéo cả mười đời bà con dòng họ ta vô miền Nam ở xả láng, chiến lược hồi xưa là giành dân lấn đất , chiến lược lúc bấy giờ thì đuổi dân chiếm đất , gia tài từ không thành có, còn đảng thì còn mình :))
-----
Câu Chuyện Cảm Động Của Một Đại Tá Phi Công Hoa Kỳ Từng Bị Tù Cộng Sản
Thứ Sáu, 31 tháng Năm năm 2013 - Tác Giả: William S. Reeder - MONDAY, JUNE 3, 2013
Lời nói đầu: Sau cuộc chiến Việt Nam, đã có nhiều huyền thoại đầy anh hùng tính viết về các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Và trong rất nhiều trường hợp, chỉ tới khi ấy, chúng ta mới giật mình nhận ra những người “anh hùng” được nhắc tới lại chính là những cấp chỉ huy, những đồng đội, những thuộc cấp rất bình thường của mình.
Một trong những con người rất bình thường ấy vừa được vinh danh là cựu Trung-úy hoa tiêu khu trục Nguyễn Văn Xanh, Phi Đoàn 530 Thái Dương, Không Đoàn 72 Chiến Thuật (Pleiku). Thời gian ấy – Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, với tư cách Sĩ quan Thông Tin Báo Chí đơn vị, có nhiệm vụ báo cáo hàng tuần về tổng số phi vụ và kết quả hoạt động của đơn vị cho Phòng Thông Tin Báo Chí – BTL/KQ , có lẽ chúng tôi đã chỉ ghi ngắn gon trong phần tổn thất của quân bạn: “Phi Đoàn 530: một A-1 Skyraider bị phòng không địch bắn hạ ngày 9/5/1972 tại Kontum; phi công nhảy dù và được ghi nhận mất tích”. Chấm hết!
Nhưng với một phi công Đồng Minh xa lạ, tới đây câu chuyện của ông mới bắt đầu. Xin mời độc giả theo dõi câu chuyện cảm động ấy qua hồi ký của Đại-tá Lục Quân (hồi hưu) William S. Reeder, nguyên phi công trực thăng tấn công AH-1G Cobra, phục vụ tại Căn cứ Halloway, gần phi trường Cù Hanh, Pleiku, mới được phổ biến trên Internet. Cũng cần viết thêm, sau khi giải ngũ, ông Reeder đã trở lại trường đại học, và đạt tới học vị Tiến sĩ.
NHT
* * *
Tôi còn nhớ đợt phục vụ luân phiên (tour of duty) thứ nhì của tôi khởi đầu vào ngày 7 tháng 12 năm 1971. Lúc ấy, chương trình rút quân Mỹ theo kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” của Tổng thống Nixon đang được tiến hành một cách suông sẻ. Gánh nặng trong cuộc chiến đã được chuyển giao gần hết cho Quân Lực VNCH, và quân Mỹ đã được đưa về nước với một nhịp độ chóng mặt. Giờ này nhìn lại, phải công nhận chương trình Việt Nam hóa ngày ấy đã đạt kết quả tốt đẹp. Hoạt động của địch quân ở miền Nam đã giảm hẳn, và hình thức chiến tranh du kích của quân phiến cộng đã không còn hiện hữu. Thế nhưng, sự yên tĩnh ấy đã không kéo dài..
Mùa xuân 1972, quân Cộng Sản Bắc Việt bất thần mở những cuộc tấn công vũ bão chưa từng thấy trong cuộc chiến – đợt tấn công mà người Mỹ quen gọi là “Cuộc tổng công kích mùa Phục Sinh 1972″ (1972 Easter Offensive). Đây không phải là một cuộc tổng nổi dậy của Việt Cộng trong Nam như hồi Tết Mậu Thân 1968, mà là một chiến dịch quy mô với hàng loạt cuộc tấn công quy mô của quân CSBV băng qua vùng phi quân sự, và từ những căn cứ đóng quân trên lãnh thổ Lào và Căm-bốt, với mưu đồ cắt đôi lãnh thổ VNCH tại vùng Cao Nguyên, và tiến đánh Sài Gòn, thủ đô miền Nam. Kết quả, quân CSBV đã thất bại trước sức chiến đấu mãnh liệt của lục quân và không quân miền Nam, với sự trợ lực tận tình của những đơn vị Hoa Kỳ còn đồn trú tại đây.
[1972 Easter Offensive được phía Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972; và từ đoạn này, người dịch sẽ sử dụng "Mùa Hè Đỏ Lửa" thay cho "Easter Offensive"]
Cuộc tổng tấn công bắt đầu vào tháng Tư năm 1972 với các cuộc tấn công của quân chính quy Bắc Việt từ Căm-bốt tiến về hướng Sài gòn, và băng ngang vùng phi quân sự tiến chiếm cố đô Huế. Sau cùng là mặt trận mang tính cách quyết định của chiến dịch: quân CSBV từ miền Bắc Căm-bốt và Nam Lào vượt biên giới tiến đánh vùng Tây Nguyên, với mục đích giành quyền kiểm soát dải đất Trung phần, và tiêu diệt lực lượng VNCH tại đây – giống như Việt Minh đã thực hiện, và đã thành công trong chiến tranh với Pháp vào năm 1954. Lần này, quân cộng sản đã thành công trong bước đầu, tuy nhiên sau đó họ đã không chiếm được một mục tiêu quan trọng nào. Ở phía bắc, họ chỉ tiến chiếm tới Quảng Trị, và sau đó đã bị lực lượng Nhảy Dù của VNCH đánh bại. Tại Tây Nguyên, họ chỉ chiếm được một số tiền đồn chung quanh Kontum, nhưng sau đó cũng bị đẩy lui.
Câu chuyện tôi kể lại sau đây chính là bối cảnh của một bi kịch đời người diễn ra vào lúc ấy, với vai chính là tôi, và một phi công VNCH tên là Xanh Văn Nguyễn – hay gọi theo cách gọi của người Việt, họ luôn đứng trước tên gọi, thì là Nguyễn Văn Xanh. Vào thời gian Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khởi sự, tôi đang bay trực thăng tấn công AH-1G Cobra tại Căn cứ Halloway của Lục Quân Hoa Kỳ, ở gần tỉnh lỵ Pleiku. Trung-úy Nguyễn Văn Xanh thì bay khu trục cơ A-1 Skyraider ở Căn cứ Không Quân Pleiku. Chúng tôi không hề quen biết nhau, cũng chưa từng gặp gỡ bao giờ.
Hôm đó là ngày thứ hai 09 tháng 5, 1972, vào lúc hừng đông, tôi chỉ huy một phi vụ gồm 2 chiếc trực thăng Cobra yểm trợ một căn cứ bộ binh đang bị địch công hãm ở Polei Klang, ở cực tây tỉnh Kontum, gần biên giới Căm-bốt. Một lực lượng quân CSBV với sự yểm trợ của chiến xa đang tấn công căn cứ và tình hình thật bi đát. Sau nhiều vòng tấn công và sử dụng toàn bộ rocket, đạn M-79 và đạn đại liên, chúng tôi bay về phi trường Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Nhân viên phi hành bay chung với tôi, tức phi công phụ kiêm xạ thủ ngồi ghế trước của chiếc Cobra, là Thiếu-úy Tim Conry, quê ở Phoenix, tiểu bang Arizona. Tim là sĩ quan trẻ xuất sắc nhất mà tôi được biết, vì thế ngay sau khi anh tới đơn vị, tôi đã chọn anh vào phi đội do tôi chỉ huy, và luôn luôn để anh bay chung v ới tôi. Anh không chỉ là một nhân viên phi hành xuất chúng mà còn là một con người toàn hảo. Nhưng vào chiều ngày hôm ấy, anh đã trở thành người hùng thiên cổ!
Trở lại với phi vụ của chúng tôi, trên đường quay trở lại Polei Klang, chúng tôi được lệnh thay đổi mục tiêu tấn công: đó là tới yểm trợ cho một tiền đồn ở vùng Tam Biên – tức giao điểm của ba biên giới Việt Nam, Căm-bốt và Lào. Địa danh này có tên là Ben Het. Lực lượng trấn giữ là một tiểu đoàn Biệt Động Quân, với quân số khoảng 300 người, và hai cố vấn Mỹ. Lực lượng bé nhỏ ấy đang phải chống trả sức tấn công của hàng ngàn bộ đội thuộc hai sư đoàn CSBV có chiến xa tăng cường. Khi chúng tôi tới nơi, các chiến xa đã vượt qua hàng rào phong thủ, và bộ đội Bắc Việt đã chiếm gần hết căn cứ.
Trước đó, trên đường tới Ben Het, khi bay ngang qua Polei Klang, tôi nhìn xuống quan sát. Chiến sự đang sôi động, và tôi có thể thấy những chiếc khu trục A-1 Skyraider đang nhào xuống thả bom. Bỗng một chiếc A-1 bị trúng đạn phòng không, bốc cháy, đâm xuống đất nổ tung. Nhưng viên phi công đã kịp thời phóng ghế thoát hiểm vì tôi thấy cái dù của anh đang lơ lửng. Tôi liền gọi máy về xin được ở lại Polei Klang để yểm trợ cho cuộc cấp cứu. Lời thỉnh cầu của tôi bị từ chối. Tôi xin thêm một lần nữa, cũng bị từ chối. Và tới lần thứ ba thì bị từ chối một cách dứt khoát, cộc lốc. Lúc đó, chưa được biết tình hình ở Ben Het nguy kịch tới mức nào, cho nên tôi đã vô cùng phẫn nộ vì đã không được phép cứu giúp một phi công lâm nạn đang cần tới sự yểm trợ của mình.
Tôi bay vào Ben Het mà tưởng như đang bay vào một tổ ong bị động. Lúc đó, 5 chiến xa địch đã vượt qua hàng rào kẽm gai, và bộ đội Bắc Việt thì tràn ngập khắp nơi. Các quân nhân đồn trú còn sống sót đã rút vào hầm chỉ huy ở trung tâm để cố thủ. Chúng tôi tác xạ một hồi rồi yểm trợ cho một chiếc trực thăng đặc biệt được trang bị một loại hỏa tiễn chống chiến xa mới nhất. Sau khi sử dụng hết đạn dược, chúng tôi lại bay về Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Rồi quay trở lại Ben Het để thi hành phi vụ chiến đấu thứ ba trong ngày.
Sau khi cất cánh khỏi phi trường Kontum, chúng tôi được lệnh hộ tống một trực thăng có nhiệm vụ tiếp tế đạn dược cho Ben Het. Lúc đó, đạn của lực lượng cố thủ đã gần cạn, riêng hỏa tiễn chống chiến xa thì đã hết sạch.
Sau khi gặp nhau, chúng tôi hộ tống chiếc Huey (tức trực thăng UH-1) tới Ben Het, tất cả đều bay sát ngọn cây. Vừa bay tới Ben Het thì súng nổ như pháo Tết, súng của ta lẫn súng của định. Ở ghế trước trên chiếc Cobra của tôi, Thiếu-úy Tim Conry rải từng tràng mini-gun và những trái M-79 xuống thật chính xác. Tôi thì bắn từng cặp rocket. Chúng tôi càng tiến sâu thì hỏa lực phòng không của địch càng dày đặc. Nhưng rồi chiếc Huey cũng vào được tới nơi và hoàn tất nhiệm vụ cực kỳ khó khăn ấy, phần lớn là nhờ hỏa lực yểm trợ thật chính xác của Tim: sau khi lơ lửng tại chỗ ở cao độ gần sát mặt đất, và đạp các thùng đạn xuống, chiếc Huey bay ra dưới sự yểm trợ hỏa lực của chúng tôi. Cùng lúc, chiếc Cobra của tôi bị trúng vô số đạn đủ loại của địch, bốc cháy và đâm xuống theo đường xoáy trôn ốc.. Chỉ trong giây lát, chiếc trực thăng chạm đất, và phát nổ ngay sau khi tôi và Tim – dù bị thương nặng – tìm cách thoát ra khỏi phi cơ.
Tim chết vào chiều tối hôm đó. Riêng tôi thì bị gẫy xương lưng, phỏng ở mặt và phía sau cần cổ, một miểng đạn nằm sâu ở mắt cá, và vô số vết thương nhỏ ở mặt và đầu. Nhưng mặc dù phi cơ rớt ngay trong khu vực có hàng trăm địch quân đang tấn công căn cứ, tôi cũng lẩn tránh được ba ngày trước khi bị bắt.
* * *
Tôi bị tra khảo trong mấy ngày liền; và bị đối xử khá tàn bạo. Khi ấy tôi ở trong một tình trạng cực kỳ thê thảm về thể xác. Lưng tôi bị gẫy. Máu từ vết thương ở mắt cá chảy ra đầy chiếc giày bốt, giờ này đã khô lại thành một khối cứng ngắt. Đã ba ngày tôi không cạo râu. Tôi không còn khả năng điều khiển ruột già và bàng quang, cho nên tôi đã đại tiện, tiểu tiện ra đầy quần.. Tôi bị vô số vắt bám vào người để hút máu, và chúng đã bị tôi bứt ra hết, trừ một con đang chui vào lỗ mũi phía bên trái mà tôi không hề hay biết. Khi bắt được tôi và thấy cảnh này, đám bộ đội đã được một trận cười khoái trá.
Tôi bị tra khảo, đánh đập, hăm dọa. Hai tay tôi bị trói ngược ra phía sau bằng dây nhợ, và càng ngày càng bị xiết chặt theo thời gian bị tra khảo, cho tới khi hai vai tôi bị trật khớp, và hai cùi chỏ bị trói cứng với nhau, cấn vào chỗ xương lưng bị gẫy khiến tôi đau đớn khôn tả. Cuối cùng thì cuộc tra khảo cũng chấm dứt, và tôi được lệnh đi bộ trong ba ngày liên tiếp, để tới một trại giam trong rừng già – mà theo sự ước đoán của tôi, nằm ở phía bắc lãnh thổ Căm-bốt, ngay bên kia biên giới. Tôi đã được bọn họ trả lại trả lại đôi giày bốt, nhưng đã lấy mất hai sợi dây giày và đôi vớ. Sau ba ngày đi bộ, khi lết một cách đau đớn tới cổng trại giam, đôi bàn chân của tôi đã trở nên bầy hầy, giống như hai cái hamburger còn sống.
Trại giam này là một điển hình của những trại mà nhiều người đã từng sống qua. Trại được dựng trên một khoảnh đất trong rừng sâu, tất cả đều làm bằng tre. Chung quanh là một bức tường bằng tre, khiến người ta liên tưởng tới những tiền đồn của kỵ binh Mỹ vào thời khai phá miền Viễn Tây. Bên ngoài bức tường này lại có một bức tường khác. Giữa hai bức tường là một cái hào, giống như hào thành thời trung cổ. Dưới hào có vô số chông – là những thân tre vót nhọn, sắc bén như dao, cắm sâu dưới một lớp phân người.. Nếu rớt xuống đó, không chết vì bị chông đâm vào những bộ phận trọng yếu thì bạn cũng sẽ chết vì bị mất máu, hoặc nếu không chết ngay vì những vết thương thì cũ ng chết từ từ vì bị nhiễm trùng. Một thân cây được bắc ngang cái hào, mà phải cố gắng giữ thăng bằng, người ta mới có thể đi trên cái “cầu” này để vào trại.
Bên trong những bức tường tre ấy là những cái cũi, cũng bằng tre, để nhốt tù binh. Nào là quân nhân VNCH, nào là những người Thượng đồng minh của Biệt kích Mỹ; và hai người Mỹ – gồm tôi và một phi công trực thăng bị bắt trước đó một tháng. Tổng cộng, ít nhất cũng có vài trăm tù binh. Tình trạng trong trại giam thật tồi tệ. Chúng tôi sống như thú vật. Phần lớn những cái cũi để nhốt chúng tôi không đủ cao để có thể đứng dậy. Tuy nhiên điều đó cũng không cần thiết bởi vì chân chúng tôi đã bị cùm vào những cái cùm gỗ. Vì xương lưng bị gẫy, tôi không thể nằm mà phải ngồi để ngủ. Đêm đêm, lũ chuột chạy tới chạy lui trong cũi và gặm nhấm vết thương ở mắt cá chân của tôi. Vì hai chân bị cùm, tôi không thể nhúc nhích nên không có cách nào để đuổi chúng đi. Cho tới ngày nay, tôi vẫn còn ghét chuột!
Mỗi ngày, chúng tôi được ra khỏi cũi một lần để làm công việc thải cặn bã trong cơ thể ở nhà vệ sinh dành cho tù binh. Giờ giấc mỗi ngày đều khác nhau, cho nên tù binh nào không có khả năng chờ đợi, kiềm chế, đã tự phóng uế ra quần khi đang còn bị cùm trong cũi (rất nhiều người trong số chúng tôi bị tiêu chảy). Sau khi ra khỏi cũi, chúng tôi phải đi một khoảng mới tới nhà vệ sinh ở một góc trại.
“Nhà vệ sinh” này thực ra chỉ là vài cái hố xí để bạn phóng uế xuống. “Vấn đề” là có nhiều người trong số tù nhân bị đau yếu đã không thể nín trên đường tới hố xí, nên đã đại tiện ngay tại chỗ, khiến cả khu vực đầy rẫy những đống phân người. Một số tù nhân đau nặng, gần chết, thì được đặt trên những cái võng gần các hố xí. Khi có “nhu cầu”, người nào còn đủ sức thì ráng xuống khỏi võng để tới hố, người nào kiệt sức thì đành nằm trên võng mà phóng uế ra quần. Hậu quả là cả khu vực chung quanh mấy cái hố được mệnh danh là “nhà vệ sinh” ấy đầy rẫy phân người, mà những tù nhân còn tương đối khỏe mạnh, trên đường đi tới hố xí phải cẩn thận lắm mới né tránh được. Trên đường trở về cũi, không có bất cứ phương tiện nào để chúng tôi lau chùi, rửa ráy.
Theo ký ức của tôi thì nước uống không có “vấn đề”. Nước phân phát cho tù nhân được đựng trong những ống tre. Họ nói rằng nước đã được đun sôi, nhưng tôi vẫn bị tiêu chảy một cách thậm tệ. Nhưng lương thực thì có “vấn đề”.. Hầu như chỉ có một món duy nhất là cơm. Vào lúc gần trưa, mỗi người được một nắm to bằng trái cam, tới xế chiều được một nắm nữa. Thỉnh thoảng, chúng tôi được “chiêu đãi” bằng những khúc rễ cây có bột, gọi là sắn dây, tương tự như rễ cây “yucca” ở châu Mỹ La-tinh.. Chỉ trong vài tuần lễ, tôi đã sút mất hơn 20 ký-lô. Tôi giống như bộ xương cách trí với bộ râu dài. Trong khoảng thời gian 5 tháng, tôi không hề được cạo râu.
Tôi không hề được chăm sóc về y tế hay được cấp phát bất cứ thứ thuốc men nào cả. Nhưng người nào cũng thế thôi. Người tù binh Việt Nam bị nhốt chung cũi, nằm cạnh tôi bị một vết thương rất nặng ở ngực, không hiểu đã được băng từ đời nào, nhưng trong suốt thời gian bị nhốt chung cũi, tôi không hề thấy anh được thay băng. Cái lỗ sâu hoắm trên ngực anh không bao giờ lành. Anh còn trẻ và tương đối khỏe, nhưng tôi biết chắc chắn anh sẽ không qua khỏi.
Chúng tôi sống như thú vật, trong điều kiện môi trường nhơ bẩn, đói khổ, không một chút thuốc men, cho nên hầu như ngày nào cũng có người chết. Xác họ được chôn trên sườn đồi phía bên ngoài trại.
* * *
Ngày 2 tháng 7 năm 1972, tôi được đưa ra khỏi cũi và sắp hàng cùng với một toán tù binh. Có khoảng 25 người Việt và một người Mỹ khác. Chỉ một lát sau, tôi được biết trong toán tù binh này có một phi công bị bắn hạ cùng ngày với tôi, khi anh bay chiếc khu trục A-1 Skyraider yểm trợ cho trại Polei Klang. Tên anh là Trung-úy Xanh. Tôi sẽ không bao giờ quên tên anh. Không bao giờ!
Viên chỉ huy trại tới nói chuyện với chúng tôi, theo đó, chúng tôi sẽ di chuyển tới một trại mới, khá hơn. Nơi đó, chúng tôi sẽ được ăn uống đầy đủ hơn, và được chăm sóc về y tế; chúng tôi sẽ được nhận thư từ và bưu phẩm của gia đình gửi. Ông ta cho biết cuộc hành trình có thể sẽ kéo dài tới 11 ngày, vì thế chúng tôi phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi. Sau khi nghe ông ta nói, tôi tưởng tượng ra một trại nào đó cũng ở trong rừng, nhưng vị trí thuận tiện, có nhiều nhân viên và được tiếp tế đầy đủ hơn, nằm ở đâu đó phía bắc Căm-bốt hoặc ngay bên kia bên giới Lào. Riêng về lời cảnh giác của viên trại trưởng nói rằng chúng tôi “phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi”, tôi đã chẳng mấy quan tâm. Cho tới mấy ngày sau đó.
Với đôi chân trần, tôi bắt đầu cuộc hành trình. Các tù binh đều bị trói, người này bị cột lại với người kia bằng một sợi dây. Sau vài ngày, chúng tôi không còn bị trói nữa, vì bước đi còn không đủ sức nói gì tới chạy trốn. Tôi rất đuối, vì thiếu dinh dưỡng, vì đủ thứ bệnh không tên, và vì những vết thương lâu ngày không được chăm sóc nay đã làm độc, và ngày càng trở nên tệ hại hơn cùng với cuộc hành trình. Nhưng phải nói chính những con vắt mới là mối nguy hàng đầu; chúng không chỉ hút máu mà còn gây viêm nhiễm do các độc tố chúng truyền sang.
Trung-úy Xanh cũng ở trong tình trạng bi đát như tôi, mỗi bước đi là một sự phấn đấu cả về thể xác lẫn nội tâm, để đối phó với sự kiệt quệ của cơ thể, sự xuống dốc của tinh thần. Bởi nếu bạn không tiếp tục bước, bạn sẽ chết. Ở cuộc sống đời thường, muốn chết bạn phải có một hành động cương quyết nào đó. Bạn phải tự sát.. Nhưng một khi bạn là tù binh chiến tranh thì trong bất cứ tình huống nào, sự thể cũng trái ngược lại. Bạn phải phấn đấu từng ngày để sống sót. Còn muốn chết thì dễ quá. Cứ việc bình thản, đầu hàng một cách êm ái, là bạn sẽ chết. Nhiều người đã làm như thế. Họ chết trong trại tù đầu tiên, họ chết trên đường di chuyển. Ngay sau ngày đầu, một số người đã không chịu bò dậy nữa. Một số khác cố gắng tiếp tục cuộc hành trình nhưng rồi cũng lần lượt bỏ cuộc. Trong lúc đoàn người tiếp tục tiến bước, mỗi khi nghe một hay vài tiếng súng nổ ở phía sau, họ biết họ sẽ không bao giờ còn gặp người tù binh đáng thương ấy nữa. Toán 27 tù binh chúng tôi đã mất ít nhất là nửa tá trong hoàn cảnh nói trên, và tới lúc cuộc hành trình kết thúc, Wayne Finch, người tù binh Mỹ duy nhất ngoài tôi ra, cũng đã bỏ mạng.
* * *
Cuộc di chuyển không kéo dài 11 ngày, và đích tới cũng không phải là một trại tù nào đó nằm trong khu vực. Mà là một cuộc hành trình gian khổ kéo dài 3 tháng, đưa chúng tôi vượt gần 1000 cây số, ngược đường mòn Hồ Chí Minh, và cuối cùng hướng về Hà Nội, thủ đô của miền Bắc. Thật là một cơn ác mộng – một cơn ác mộng kinh hoàng nhất. Mỗi một bước, với tôi là một sự đau đớn tận cùng thân thể. Các vết thương làm độc ngày càng tệ hại. Tử thần đã kề bên. Cái chân bị thương đã sưng phù lên gấp đôi bình thường, với những vết nứt dài, từ đó chảy ra một thứ mủ cực kỳ hôi tanh.
Bệnh tiêu chảy của tôi càng thêm tồi tệ, tôi còn bị tới 3 loại sốt rét khác nhau cùng với vô số ký sinh trùng trong ruột. Mỗi cuối ngày, khi tôi kết thúc cuộc hành trình trên dưới 10 cây số, thần chết cứ lảng vảng bên cạnh. Mỗi buổi sáng, ngay sau khi thức giấc, tôi phải phấn đấu để cố đứng dậy, máu dồn xuống cái chân bị thương cùng với sức nặng của thân hình đè xuống, tạo ra một cảm giác đau đớn vô cùng tận. Và Trung-úy Xanh, mặc dù bản thân cũng trong tình trạng hết sức tệ hại, luôn luôn hiện diện để khích lệ tôi, giúp đỡ tôi với tất sức lực còn lại nơi anh. Tới bữa chiều, chúng tôi được phát một nắm cơm nhỏ. Xanh nói với tôi đây không phải là cách ăn uống bình thường của người Việt. Người Việt rất coi trọng bữa ăn, và có nhiều món ăn ngon. Đừng đánh giá văn minh ẩm thực của Việt Nam qua những gì chúng tôi đang được cấp phát. Tôi cố gắng duy trì đầu óc khôi hài. Đây là một việc rất khó khăn nhưng tối cần thiết. Tinh thần là yếu tố quan trọng nhất trong việc sống còn, và kể cả khi tình hình trở nên tuyệt vọng nhất, óc khôi hài sẽ giúp bạn giữ vững được tinh thần – từ đó nảy sinh hy vọng. Và trong việc này, Trung-úy Xanh cũng lại giúp đỡ tôi. Anh luôn luôn quan tâm tới tôi, và làm bất cứ những gì anh có thể làm để giúp tôi giữ được lạc quan, hy vọng. Vì thế, cho dù tình hình càng ngày tồi tệ, tôi chưa bao giờ mất hy vọng. Kể cả trong cái ngày mà đáng lẽ ra tôi đã chết, nếu như không có Xanh.
Mỗi ngày, tôi đã phải sử dụng toàn bộ ý chí để thức dậy, đứng lên và bước đi. Rồi tôi phải phấn đấu hết mình trong suốt ngày hôm đó để tiếp tục tiến bước trên con đường mòn dài vô tận. Tôi đã không còn đứng vững, nhưng bằng cách nào đó, tôi vẫn hoàn tất mục tiêu của mỗi ngày, để sáng hôm sau mở mắt chứng kiến thêm một bình minh nữa mà Thượng Đế đã ban cho.
Nhưng rồi tới một ngày tệ hại nhất trong đời. Tôi đã phấn đấu hết mình. Tôi lảo đảo muốn ngã xuống. Tôi cố gắng vận dụng hết sức lực.. Tôi loạng quạng bước đi. Rồi tôi lại lảo đảo, tôi cố gắng phấn đấu, tôi vận dụng toàn bộ sinh lực còn sót lại, và tôi cầu nguyện xin có thêm sức mạnh. Rồi tôi ngã gục, tôi bò dậy tiếp tục đi, nhưng rồi lại ngã gục. Tôi lại tiếp tục phấn đấu, phấn đấu với tất cả những gì còn lại trong cơ thể, trong trái tim, trong linh hồn.. Nhưng rồi tôi lại ngã gục, và lần này tôi không thể đứng dậy được nữa. Ý chí của tôi vẫn còn, nhưng cơ thể đã hoàn toàn kiệt lực. Cuộc đời của tôi đến đây là tận. Quân thù đến kia rồi; tên vệ binh nhìn xuống, ra lệnh cho tôi bò dậy, nhưng tôi không thể. Hắn quát tháo lớn hơn, tôi vẫn bất động. Coi như xong đời!
Nhưng Xanh đã tiến tới, vẻ mặt lo âu, cúi xuống nhìn tôi.. Mặc cho tên vệ binh quát tháo, xua đuổi, Xanh vẫn không chùn bước. Khi hắn quát tháo dữ dội hơn, nét mặt Xanh bỗng trở nên đanh thép lạ thường, và bất chấp những lời đe dọa của tên vệ binh, Xanh cúi xuống vực tôi dậ y, rồi kê cái lưng ốm yếu cho tôi gục lên, để hai cánh tay của tôi ôm vòng lấy cổ anh, hai cổ tay ghì chặt, và với tư thế ấy, anh đã kéo tôi lết theo cho tới cuối ngày.. Đôi lúc, có một tù nhân khác tạm thay thế Xanh, nhưng phải nói gánh nặng trong ngày hôm ấy dồn hết lên vai anh. Xanh là người đã bất chấp nguy hiểm tới tính mạng để lo lắng và chăm sóc tôi cho tới khi kết thúc cuộc hành trình ngày hôm đó.
* * *
Sáng hôm sau, tôi trải qua mọi đau đớn thường lệ trong việc thức dậy, đứng dậy và cố gắng lê lết cái chân bị thương trong những bước đầu tiên, để tạo quyết tâm cho một ngày sắp tới. Tôi cảm thấy đau đớn như chưa từng thấy nhưng vẫn cố gắng vận dụng ý chí để bước đi. Ngay phía bên ngoài cái trại vừa dừng chân là cây “cầu” bằng một thân cây lớn bắc ngang một dòng nước chảy xiết xen lẫn những tảng đá lớn. Tôi bắt đầu băng qua, cố gắng giữ thăng bằng nhưng không còn sức lực mà cũng chẳng còn một chút ý thức gì về thăng bằng nữa. Cái chân bị thương vô dụng kia đã hại tôi, kéo tôi nghiêng về một phía khiến tôi loạng quạng và cuối cùng rớt xuống sông. Xanh và Wayne đang đi phía trước, vội vàng quay trở lại phía bên này, lội xuống vào kéo tôi lên bờ. Họ năn nỉ đám cộng sản cho phép cả toán tù binh tạm dừng chân tại trại này cho tới khi nào tôi đủ sức tiếp tục cuộc hành trình, nhưng bị từ chối. Xanh và Wayne nhất định không chịu rời tôi. Cho tới khi đám vệ binh tiến tới, dí súng vào người và lôi cổ họ đi. Nhìn bóng hai người khuất dần cùng với toán tù binh, tôi biết mình sẽ không bao giờ gặp lại Xanh trên cõi đời này nữa!
Bởi vì, như các bạn tù đồng cảnh ngộ đều biết, trong trường hợp này, tôi bị bỏ lại trại để chết – như nhiều người khác đã chết. Thế nhưng không hiểu vì nguyên nhân hay lệnh lạc nào đó, đám cộng sản lại quyết định chích penecillin cho tôi trong mấy ngày liền. Tôi bắt đầu bình phục, và sau một khoảng thời gian ngắn, đã có thể đứng dậy. Và ngay sau khi tôi đủ sức bước đi, đám cộng sản đã ra lệnh cho tôi tiếp tục cuộc hành trình. Lần này, tôi đi chung với một đoàn bộ đội di chuyển về hướng Bắc, một tay vệ binh được chỉ định đi theo tôi làm công việc áp giải.
Cuộc hành trình cũng gian khổ như những đoạn đường đã qua, nhưng với tôi, những gì kinh hoàng nhất đã được bỏ lại sau lưng. Thậm chí tôi còn có cơ hội chạy trốn: một ngày nọ, khi đi tới một khúc quẹo và khuất tầm nhìn của tên vệ binh đi phía sau, tôi đã bỏ chạy vào rừng. Nhưng rồi hắn đã mau chóng lần ra dấu vết và đuổi kịp; mặc dù tỏ ra vô cùng giận dữ, hắn đã không bắn tôi chết, mà chỉ hung hăng chĩa súng ra lệnh cho tôi quay trở lại. Sau đó, khi bắt đầu tiến vào lãnh thổ Bắc Việt, tôi được cho nhập bọn với một đoàn tù binh VNCH, và cuối cùng, tới Hà Nội. Nơi đó, sau khi đã trải qua mọi thủ tục và nhiều nhà tù khác nhau, tôi được đưa tới “khách sạn Hilton – Hà Nội” lừng danh (tức nhà tù Hỏa Lò), và ở đó cho tới khi được trao trả vào giai đoạn cuối của cuộc chiến.
* * *
Ngay sau khi trở lại Hoa Kỳ, tôi đã đi tìm hỏi tin tức về Trung-úy Xanh nhưng không có kết quả. Tôi đã tìm gặp các quân nhân Việt Nam đang thụ huấn tại Mỹ, cũng không ai biết gì. Sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản năm 1975, tôi càng ra sức tìm kiếm, để rồi lại bị thất vọng.
Mấy năm sau, tôi được dịp tái ngộ với một quân nhân VNCH đi chung với tôi trong toán tù binh nhứ nhất, cùng với một người khác trong toán thứ hai, tên là Phạm Văn Tăng và Nghiêm Kế. Tôi nhờ họ giúp đỡ trong việc tìm kiếm tin tức về Trung-úy Xanh.. Lúc đầu, không có kết quả gì cả. Về sau thì có tin đồn nói rằng sau khi Sài Gòn thất thủ, Xanh đã bị cộng sản bắt lại và có lẽ đã chết sau nhiều năm gian khổ trong tù. Nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày được biết đích xác những gì đã xảy ra cho Xanh, và có thể cả những tin tức liên quan tới gia đình anh.
Trong những năm gần đây, tôi ra sức tìm kiếm trên internet, nhưng luôn luôn thất bại. Thế rồi cách đây mấy tuần lễ, tôi tình cờ khám phá ra trang mạng của các hoa tiêu bay khu trục A-1 Skyraider của Không Quân VNCH, trong đó có một số người cùng phi đoàn với Xanh ngày trước. Tôi gửi cho “trang chủ” mấy lời nhắn tin, và chỉ vài ngày sau, tôi đã liên lạc được với Xanh bằng email, và sau đó qua điện thoại – lần đầu tiên sau 35 năm, chúng tôi mới được nói chuyện với nhau. Tôi sẽ gặp lại Xanh trong một ngày gần nhất, có thể là mùa thu này. Tôi sẽ được nhìn thấy anh lần đầu tiên kể từ cái ngày tôi nằm lại bên đường mòn Hồ Chí Minh, mắt nhìn theo con người đã cứu mạng mình – đang bị vệ binh dí súng cưỡng ép bước qua cây cầu, trong lòng đau đớn vì phải bỏ tôi ở lại để chờ chết.
Xanh đâu có ngờ chính những cố gắng giúp đỡ tận tình của anh trong những ngày đen tối nhất đời tôi, đã trở thành động lực để tôi phấn đấu cho sinh mạng của chính bản thân mình – tôi không thể để uổng phí công lao của Xanh. Tất cả những gì Xanh làm đã giúp tôi sống sót, và chính những hành động quên bản thân của anh đã giúp tôi có thêm nghị lực và quyết tâm để vượt qua bất cứ khó khăn, tr ngại nào trong thời gian chờ đợi ngày được trả tự do.
Xanh luôn luôn là một con người đáng ngưỡng phục. Và giờ đây anh còn là một công dân Mỹ đáng quý. Tôi cám ơn trời đã cho tôi gặp được một người bạn như Xanh – vào lúc mà tôi cần tới sự giúp đỡ của anh hơn lúc nào hết; và giờ đây, xin cám ơn trời một lần nữa, vì đã cho tôi tìm lại được người bạn quý mến ấy.
NGUYỄN VĂN XANH , một người như mọi người.
* William S. Reeder (Nguyễn Hữu Thiện phỏng dịch và đặt tựa)Câu Chuyện Cảm Động Của Một Đại Tá Phi Công Hoa Kỳ Từng Bị Tù Cộng Sản
* William S. Reeder (Nguyễn Hữu Thiện phỏng dịch và đặt tựa)
------------
Qua nhiều chính sách sau ngày 30/4/75 như : học tập cải tạo, đi xây dựng vùng kinh tế mới, cải tạo công thương nghiệp, bài trừ văn hóa nô dịch, phản động ...v.v... người ta đã cố tình hủy hoại đi những con người tài năng và những gì tốt đẹp của VNCH, dìm danh dự quân, dân, cán chính người VNCH xuống tận bùn đen, tuyên truyền định hướng cho xã hội một cách nhìn xấu xa ghê sợ về những gì của cả 2 nền cộng hòa, về con người, về các nguyên thủ quốc gia, về quốc kỳ , quốc ca của quốc gia , phân biệt đối xử với tất cả những gì có liên quan chế độ cũ ..v.v... Buộc mọi người phải xóa bỏ khỏi bộ nhớ một nước VNCH tự do, độc lập, nhân bản... Tuy nhiên vàng bạc, quý kim, tài sản quốc gia, tài nguyên quốc gia, cơ sở vật chất , nhà cửa cá nhân, kể cả một số di sản văn hóa tinh thần ...thì họ tranh nhau như châu toi mà chiếm dụng :))
(Chủ trương : Nhà ngụy ta ở, vợ ngụy ta lấy, con ngụy ta sai, đồ ngụy ta xài, ta kéo cả mười đời bà con dòng họ ta vô miền Nam ở xả láng, chiến lược hồi xưa là giành dân lấn đất , chiến lược lúc bấy giờ thì đuổi dân chiếm đất , gia tài từ không thành có, còn đảng thì còn mình :))
-----
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)